Mùa hè bóng đá

“Lại một mùa hè biết bao say mê…”

Mùa hè biết bao say mê ấy không phải là mùa hè tình nguyện trong bài hát tui mượn lời, mà là mùa hè bóng đá. Lại một mùa hè bóng đá biết bao say mê lại về.

Với dân yêu bóng đá, mùa hè bóng đá cứ hai năm lại có một lần. Hai năm là đến World Cup – Cúp bóng đá thế giới, hai năm sau lại đến Euro – Giải vô địch bóng đá châu Âu rồi lại tiếp tục hai năm sau quay lại World Cup và chu kì cứ thế lại tiếp tục. Từ khi tui biết xem bóng đá đến nay, những mùa giải hai năm một lần như thế này đã thành một phần của mùa hè từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 7.

Nếu ai đó hỏi mình thích World Cup hay Euro hơn thì với tui thì tui thích Euro hơn. World Cup như một ngày hội của toàn thế giới. Ở đó, người ta chứng kiến nhiều phong cách bóng đá cùng những câu chuyện xoay quanh những cổ động viên và nền văn hóa nhiều sắc màu tụ họp lại. Nhưng Euro thì hấp dẫn hơn vì tính cạnh tranh. Ở Euro, các đội bóng ở cùng một châu lục đang ngày càng xích lại gần nhau về trình độ. Điều đó làm các trận đấu trở nên cạnh tranh hơn, khó đoán hơn và tính bất ngờ cao hơn, vì thế hấp dẫn hơn. Với lại, có lẽ do đã quen xem các giải bóng đá châu Âu mà sự quen thuộc làm người ta cảm thấy gắn bó và hứng thú với giải đấu hơn. Và thực sự, Euro năm nay là Euro hấp dẫn nhất tui từng xem. Cân bằng, kịch tính, quá nhiều bất ngờ, quá nhiều trận đấu thú vị.

Nhắc đến World Cup và tính “hội hè” của nó lại nhắc tui về những ngày hè ở nước Nga năm 2018. Đi xem World Cup lần đầu tiên lúc ấy với tui thực sự rất vui, dù mệt vì phải di chuyển bằng tàu hỏa liên tục, phải ăn ở tằn tiện vì túi tiền sinh viên nhưng những ngày hòa mình vào không khí náo nhiệt cùng cổ động viên từ khắp nơi trên thế giới, cảm giác bước chân vào một sân vận động theo dõi một trận đấu World Cup thực sự hay những người bạn gặp ở trên đường làm những ngày hè ấy thật đẹp. Đấy là giải đấu lớn cuối cùng trước khi COVID-19 xuất hiện và có lẽ sẽ mãi mãi làm thay đổi những mùa hè bóng đá say này. Phải mà không có COVID thì mùa hè 2020 đã có thể là một mùa hè bóng đá ở châu Âu thực sự chứ không phải qua màn ảnh nhỏ như thế này.

Mùa hè bóng đá ở Việt Nam là mùa hè của những đêm không ngủ, những đêm thức trắng để dõi theo những trận cầu qua màn ảnh nhỏ. Nếu như giờ thi đấu của mỗi kì World Cup phụ thuộc vào châu lục tổ chức thì những trận đấu ở châu Âu luôn là nửa đêm về sáng. Có lẽ vì ở Việt Nam đã quen với các giải bóng đá ở châu Âu mà thức khuya xem bóng đá đã thành một thói quen từ bao giờ. Và có thể đó là lí do mà người ta luôn thích World Cup ở châu Âu hay một nơi nào đó mà bóng đá diễn ra vào buổi tối. Cảm giác nửa đêm pha gói mì, làm lon bia chờ xem một trận bóng, vừa xem vừa nhấm mồi và bàn luận với lũ bạn cùng xem với những kẻ như tui là một thứ không thể cưỡng lại được. Một tháng xem bóng đá, thôi thì chịu khó thay đổi nhịp sinh hoạt một chút vì đam mê, ngày hôm sau có uể oải một tí, sau giải có tăng cân một tí cũng không sao, miễn là được xem các ngôi sao thi đấu. Nhất là năm nay, khi dịch dã trói chân con người ta ở nhà, Euro lại là món ăn tinh thần không thể thiếu.

Với những trái tim yêu bóng đá, mùa hè bóng đá làm thời gian “ăn cùng bóng đá, ngủ cùng bóng đá”. Người ta vì yêu những trận cầu mà đành đặt mọi loại tình yêu khác xuống hàng phía sau. Những bà vợ và những cô người yêu, nếu không là những người không xem bóng đá bao giờ thì có lẽ sẽ không bao giờ hiểu được. Hai năm mới có một tháng, mấy tay mê banh bóng sao lại có thể bỏ lỡ những ngày được quên đi những lo âu hàng ngày, những cằn nhằn thường nghe để đắm mình vào những niềm vui giản đơn từ trái bóng tròn được?

Euro năm nay tui có in một cái lịch thi đấu nhỏ, đặng để cập nhật tỉ số các trận đấu. Lịch thi đấu dán tường, cũng như báo tin nhanh giải bóng đá, vốn là đặc sản của mùa hè bóng đá ở Việt Nam. Thời tui trẻ hơn bây giờ vài năm, nhà hay mua lịch thi đấu từ những sạp báo. Lịch thi đấu khổ A0 hay A1, in màu trên giấy couché, hay được bán riêng hoặc tặng kèm mấy tờ tạp chí bóng đá hoặc những số báo đặc biệt trước khi giải đấu bắt đầu. Qua bao nhiêu mùa giải, qua bao nhà thiết kế, lịch thi đấu ở Việt Nam nhìn chung không thay đổi theo thời gian. Trên lịch thi đấu in đầy đủ lịch thi đấu của tất cả các trận đấu trong giải, kèm khung để có thể dùng bút bi hay bút chì ghi tỉ số mỗi trận, khung để ghi tên các đội vào vòng trong kèm hình các ngôi sao bóng đá. Màu sắc nhìn chung là sặc sỡ, ít khi theo một bảng màu hay hệ thống nhận diện nào nên tạo cảm giác bình dân, dễ gần. Thường tui thấy nhiều nhà mua lịch thi đấu sau khi mùa giải kết thúc sẽ để tờ lịch yên vị luôn ở trên tường cho đến nhiều năm sau. Tờ lịch từ năm này qua năm khác trở thành một phần trang trí của tường nhà, lưu lại kỉ niệm về một mùa hè bóng đá của gia chủ, dần phai màu hoặc bám bụi trên bề mặt để chờ một mùa hè bóng đá tiếp theo. Tui đã định mua một tờ lịch lớn, nhưng nghĩ lại thì cũng…phí vì nhà chỉ còn một mình mình xem bóng đá nên chỉ in một tờ lịch nhỏ đơn giản từ Internet. Mỗi lần xong trận đấu là lại tự giác lấy bút bi ghi tỉ số. Đến khi điền xong ô tỉ số cuối cùng, nhìn lại thấy cũng vui vui.

Kỳ Euro này tui cổ vũ cho 3 đội: Đan Mạch, Ý và Bồ Đào Nha. Hai đội sau là vì tình cảm của mình dành cho hai quốc gia đó. Tui thích Bồ Đào Nha và Ý, vì những kỉ niệm đẹp đẽ khi đến thăm những nơi này. Tui nghĩ những kỉ niệm đẹp hay cảm tình đối với một quốc gia nào đó, nhất là khi người ta đã đặt chân đến, sẽ tác động vào quyết định lựa chọn cổ vũ một đội tuyển nào đó. Đan Mạch thì đặc biệt hơn, vì đó là nơi tui đã sống xa nhà lần đầu tiên trong đời. Tui nghĩ ở đất nước đầu tiên mà người ta di cư sang, người ta càng nhiều trải nghiệm tốt đẹp thì người ta càng có nhiều cảm tình dành cho quốc gia đấy. Cảm tình này sẽ lớn dần và biến thành sự ủng hộ lâu dài khi quốc gia này tham gia bất kì cuộc thi nào, thậm chí ngay cả sau khi người ta rời khỏi nơi đấy. Đan Mạch đã đối xử với tui rất tốt suốt một năm trời tui đi học, vậy nên tui trở thành một cảm tình viên, một cổ động viên nhiệt thành cho đội tuyển Đan Mạch, đến mức tui đặt luôn một chiếc áo đấu của đội Đan Mạch từ nước ngoài về để cổ vũ vì ở Việt Nam chẳng ai bán cả. Không mấy người Việt Nam là cổ động viên của Đan Mạch và đội tuyển nước này không nổi tiếng đến mức để một nước xa xôi ít liên hệ lại có lý do để bán áo của họ.

Thật may mắn là đội Ý đã vô địch. Ý là một trong 3 đội tui ủng hộ kì này vì những tình cảm tốt đẹp sau những lần sang đây lang thang, sau những ngày sống chung với đám bạn người Ý ở kí túc xá và vì những người mình yêu quý đang ở Ý. Những cuộc điện thoại dài để nói về đội Ý, về những cổ động viên Ý và về không khí rạo rực nước Ý những ngày bóng lăn làm mùa hè bóng đá ở châu Âu gần với bản thân mình hơn bao giờ hết. Sự sôi nổi và chia sẻ ấy xóa đi những ngày giãn cách vì dịch bệnh uể oải đến mức tù túng.  

Khi bản nhạc Un’Estate Italiana vang lên ở Wembley sau trận chung kết, tui biết rằng mùa hè bóng đá đã đến hồi kết thúc. Một mùa hè Italia thật sự khi đội Ý lên ngôi vô địch ngay trên sân nhà của đối thủ. Một mùa hè Italia trong căn phòng nhỏ của mình.

Thật là một mùa hè bóng đá đáng nhớ.

The first edition!

After months of work during the erratic pandemic, the first edition of the Heritage Storytelling Toolkit has finally come to light.

This is one of the five editions that aims to introduce and guide the basic storytelling methods for the performing arts community in Saigon, the Cham in Ninh Thuan and the Bahnar in the Central Highlands. As a part of Heritage of Future Past project, our team of 3 have been working with British Council Vietnam since November 2020 to assist communities in different regions in Vietnam to use heritage as a resource to preserve their traditional culture and promote local livelihoods. At the same time, this toolkit is also a bridge for outsiders to learn more about these communities.

After years working as a storyteller, I noticed that stories of any community are usually told by people outside the community. No matter how objective those observations and narratives are, they are always the perspective of an outsider. So now I shift my profession a bit to help the community to tell their own story. After all, “no one can sing for us” (the poet Inrasara).

I don’t usually show what I do, but because this is something big, I’ll post it here, for another post-COVID opportunity.

More information about our work can be found here: https://www.britishcouncil.vn/cac-chuong-trinh/nghe-thuat/di-san-ket-noi/tu-lieu/cam-nang-ke-chuyen-di-san

Một người Sài Gòn vừa ra đi

(Ảnh: Báo Tuổi Trẻ)

Chú Nghĩa mất đã được một tuần. Nhà văn Lê Văn Nghĩa. Một người Sài Gòn vừa ra đi, một cách đột ngột và bất ngờ.

Tôi là bạn trên Facebook của chú đã lâu, hình như là từ hồi đọc xong cuốn sách của chú. Là bạn trên Facebook nhưng bao năm nay tôi chỉ nhấn nút like bài viết chứ chẳng bao giờ bình luận, cũng không bao giờ nhắn tin riêng. Tôi chỉ dõi theo những chia sẻ của chú về Sài Gòn và những thứ hàng ngày, như bao người hâm mộ khác lặng lẽ đứng từ xa nhìn thần tượng của mình.

Nói thần tượng như kiểu phát cuồng lên thì cũng không phải, tôi chỉ là một người yêu thích văn của chú. Một giọng văn hóm hỉnh nhưng bình dị, thẳng tuột mà gần gũi theo kiểu người Nam Bộ. Từ những bài viết ghi tên Lê Văn Nghĩa trên báo Tuổi Trẻ đến anh Hai Cù Nèo trên báo Tuổi Trẻ Cười, cách viết ấy tôi đã thích thú từ những ngày tiểu học tập tành đọc báo.

Nhưng dù có biết anh Hai Cù Nèo nổi tiếng trên báo Tuổi Trẻ một thời như thế nào đi nữa, điều khiến tôi yêu quý chú chính là những cuốn sách chú viết về Sài Gòn. Sài Gòn thì nhiều người viết rồi, nhưng để nói người viết về Sài Gòn một cách Sài Gòn nhất, với tôi là chú Nghĩa.

Cái tên Mùa hè năm Petrus hằn vào trong tâm trí từ những ngày đầu tiên cuốn sách được xuất bản. Thú thật là tôi chưa đọc trọn vẹn, nhưng chỉ vài trích đoạn ngắn ngủi thôi cũng đã khiến tôi ấn tượng. Đến khi tôi mua và hoàn thành cuốn sách sau đó của chú: “Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy”, tôi chính thức điền tên Lê Văn Nghĩa vào vị trí nhà văn Sài Gòn tôi yêu thích nhất.

Cuốn sách ấy kể lại những câu chuyện ngày thường xoay quanh một lũ trẻ trong khu lao động nọ ở Sài Gòn gần 50 năm về trước. Kì lạ thay, tôi thấy thời thơ ấu của mình phảng phất phần nào qua Sài Gòn mà chú mô tả trong trang sách. Những trò chơi đường phố, khung cảnh của xóm lao động hay những câu nói hàng ngày của các nhân vật, tất cả đều có gì đó thân thuộc. Có lẽ vì cũng lớn lên trong con hẻm của dân lao động cùng với những đứa trẻ đồng trang lứa như bối cảnh trong cuốn sách mà cảm giác được thuộc về Sài Gòn của chú nó mãnh liệt và khiến tôi đồng cảm nhiều như thế. Sài Gòn trong cuốn sách là một Sài Gòn ấm áp, một Sài Gòn nghèo nhưng giản dị, cái thứ không khí mà may mắn thay cuối thập kỉ 90 và đầu những năm 2000 vẫn còn len lỏi trong từng góc phố ở Sài Gòn. Tôi thấy tuổi thơ của mình, tôi thấy Sài Gòn của mình, và tôi yêu sự thấy được đó.

Cũng như nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, văn của chú Nghĩa là thứ chứa đựng bối cảnh và tinh thần Sài Gòn những năm tôi lớn lên và ít nhiều sau này ảnh hưởng vào cách tôi viết. Tôi yêu Sài Gòn trong văn của chú bao nhiêu thì tôi lại càng yêu Sài Gòn trong tôi bấy nhiêu. Phải chăng là một sự cộng hưởng, Sài Gòn trong kí ức của những người Sài Gòn già truyền vào trải nghiệm lớn lên của một người Sài Gòn trẻ để rồi phần nào định hình nên bản thể Sài Gòn của tôi? Bản thể mà như một câu nói chú từng viết trong sách mà bây giờ tôi nhớ mãi vì cái chất Sài Gòn của nó: “Dầu hèn cũng thể”.

Vậy nên bây giờ, điều day dứt là chưa một lần được gặp mặt chú chỉ để cho một cái bắt tay và đôi lời hỏi chuyện chú về Sài Gòn. Chỉ còn lại lời từ biệt trong tâm trí mong chú an nghỉ.

Và một lời cảm ơn nữa. Cảm ơn chú vì Sài Gòn của chú đã cho cháu biết mình yêu nơi mình sinh ra nhiều như thế nào và cho cháu biết tự hào vì là người Sài Gòn như thế nào.

Tạm biệt chú.

Một giấc mơ

“Mọi người buồn thì đời bị vùi

Mọi người vui thì đời lại vui”

Chỉ là hai câu hát vô thưởng vô phạt, trong một giấc mơ đêm nọ. Một cách nào đó, đọng lại trong đầu sau khi tôi tỉnh dậy.

Câu hát từ ông chủ nhà hàng trung niên, sau khi xin lỗi tôi trong mơ vì đã phục vụ nhầm món uống. Đó là một nhà hàng cũ, kiểu giản dị của những năm 90. Tôi đang ở đấy, mặc áo sơ mi công sở nhàu nhĩ, tranh thủ dọn chỗ ngủ cho mình từ những chiếc ghế dựa xếp lại với nhau, một giấc ngủ trưa dưới cái quạt treo tường trong không khí ngột ngạt của mùa hè. Quanh tôi là những gương mặt mỏi mệt của dân lao động, khách hàng quen thuộc của quán, ngồi chán nản nuốt đĩa cơm bình dân vào người. Khung cảnh có tông màu vàng nâu, như những bộ phim xưa cũ.

Tôi không còn nhớ mình gọi gì để uống, Coca thì phải nên ông chủ có thể nhầm với Pepsi. Tôi chỉ nhớ khi tôi đi lại quầy bar để than phiền, ông chủ đã xin lỗi rối rít, mong tôi thông cảm vì mấy hôm nay không có người làm nên ông phải làm thay, làm nhiều thành ra lẫn lộn.

Rồi ông nghêu ngao hai câu hát ấy.

Tỉnh dậy, tôi nghĩ về những câu hát, nghĩ về những ngày này Sài Gòn đang khó khăn. Thời gian này thì hẳn mọi người buồn nhiều hơn vui.

NTH – 50th

Nguyen Thuong Hien, my high school, marked its 50th anniversary on November 20th. I decided to pay a visit. I hadn’t been to the school for years, perhaps 6 or 7 years already.

I was the only one at my age to be there. No surprise. 11 years out of school already and usually people at my age do not have time for such visit on a Friday morning. Some teachers and staff still remembered me after all these years. And I think that was just enough. Nothing more to expect.

I took a short walk around, floating in a little reminiscence of my early years. Feel like rolling an old film reel of memories.

I took some photos with my Canon QL17. Then an old song came up to my mind. A good old song.

A rainy afternoon story

Mr.Tai is a barber in Binh Quoi area, Saigon. I interviewed him a few weeks ago for a feature for Agencia EFE about the sinking of Saigon. I came back last Tuesday to help him transfer English lessons from his old CDs to his phone as promised from our last meeting.

When we finished the transfer, it started raining heavily, turning the street in front of his shop into a flood, as high as the motorbike wheels. I had no other option but waiting until the rain stopped. We started chatting about our mundane life, about his journey from a soldier to a barber in this area, about his 40 years in Binh Quoi witnessing the transformation from a small village to a crowded urban area and how he learned English by himself just to be able to chat with his foreign customers who once-in-a-while come here to get a cheap haircut from a luxury hotel nearby.

Fortunately, I brought along my camera. As the flood got higher, I started to shoot some photos. I missed good shots from the previous times, my camera got water inside once and the other time there was no flood. I felt bad towards my editor because I could not give her good shots for the article, so I concentrated seriously this time. I told Mr.Tai I would continue to Nguyen Huu Canh Str. later to get more photos as he suggested.

The rain was about to stop, the flood in Binh Quoi started to sink. Mr.Tai told me to stay for a while and waited for him. He came back to his home, some tens of meters from the shop in the nearby alley.

He came back soon after that, with a bowl of noodles and a cup of milk coffee. He told me to have them. I was reluctant at first but he told me to eat before leaving.

“Eat then you will have enough energy to take photos later, boy. I was helped by people everywhere I went when I was a soldier. It is normal to help others.”

When I left, he wished me good luck with the photos. I thought there must be a destiny here. He could have just been a normal person who I interview then forget but I have met this man 4 times in two weeks. The first 3 times were to finish my assignment, the 4th time was for a promise from the 3rd time that I would help him with his CDs.

The bowl is just instant noodles with some spring onions and the milk coffee is instant coffee. But to me, they were delicious in an afternoon rain in Saigon.

A simple joy from a decent nice man.

Waving farewell

I came across this article yesterday:

https://www.newyorker.com/culture/photo-booth/a-photographers-parents-wave-farewell

This is one of the best photography projects that I’ve seen recently. Personal, simple yet touching, the story keeps lingering in my mind until now.

I’ve always been admiring long-term projects. There are commitment, patience, endurance, passion and other competences put into these works. I am obsessed with the transformation under the flow of time, to see things gradually change and interact with the surrounding world. This project has most of these elements. The photos are simply snapshots, but moving me at a very personal level. Perhaps, having lived away from home has brought me enough sensibility to be touched by just a series of repeated snapshots throughout years.

Most of the images in “Leaving and Waving” are offhand snapshots, captured in the brief moments of a car’s retreat. Only the final shot, of an empty driveway, allowed Dikeman more time. After her mother’s funeral, she set up a tripod on the street and shot fifty frames while her sister waited at a nearby Starbucks. Last spring, her son left her own home, in Columbia, Missouri, to drive east for his first job out of college. They loaded up his car with belongings, and, as it idled in the driveway, he looked at his mother and asked, “Aren’t you going to take a picture?” Dikeman, a bit surprised, rushed inside to retrieve her camera and, for the first time, accept a fresh role in an old ritual.

Eren Orbey

How beautifully the last words of the article are written. The repetition, the family context and the awareness of Dikeman and her family somehow remind me of the movie Eternity by Tran Anh Hung.

This also questions me about the value of a photo and the importance of things in life.

An appreciation

Good news today when my first individual photobook was published. Not a big documentary project but a development project collaborated with CARE International. I’m glad that my first photobook at least is something meaningful enough to create some good impacts.

This bilingual book can be downloaded here: tinyurl.com/Ara-Tay-photobook

And this makes my day:

We all get delighted when our work is appreciated, right?

The eyes of others

Laos, 04/2016. Just a snapshot at the night market. The lady should have wear a traditional silk shirt.

Amid the sea of news related to the worldwide pandemic, I found a worth-to-read article a few days ago.

https://www.picsofasia.com/the-library-of-fake-travel-photos-in-asia/

The author created a library of fake travel photos in Asia, or to be more precise, a comprehensive collection of so called “travel photos” which in reality are “images that have been staged, organised, pre-planned – or ones that use models and/or props.” in order to help judges in travel photography competitions whether the photos they are judging are real or not. To me, I think this is a brilliant idea. Not only about the purpose but also the motivation within the author. The article reads my mind.

This is how children in Northwest Vietnam look like in their daily routine. Traditional costumes are expensive and only for important occasions.

I and the author though do not share an exact definition of travel photography, we reach the same agreement at the purest core of the genre. We believe in the actuality of something. That’s a real moment capturing people at a place as exact as they have always been in their daily existence. To me, travel photography should describe the existence of the people, the culture, the place no matter how mundane they are. As a travel photographer, one must take the responsibility to capture what he actually witnesses but what he supposes to see or what he thinks it should be. Sadly, the style of staging travel photos have always been a prominent choice among photographers nowadays. Everyday on social networks like Facebook or mostly Instagram, those photos keep flourishing on the screen following our swiping thumbs, gaining likes and praises from the virtual community. They even bring prizes and fame from competitions for their author. In Vietnam, photos of this kind are the prize-winning secret for any photographer, not alone the essential element to be recognised as a photography artist.

A typical photo-trip in Vietnam, google “Moc Chau children with balloons” then give it a thought.

Many years ago when I first began my photography journey, I was lured by these images. The perfect beauty, the “cultural authenticity”, the “stories” and people inside these photos motivated me to travel to those places with the hope of capturing the same moments I had seen. Perhaps, it was the urge to experience something “authentic”, something that may be lost in the future. But then for many times, I found myself in great disappointment when it turned out that the reality I witnessed was far different from what I saw in the photos. My eagerness was splashed every time I learned that everything was stage while the depicted culture was not there anymore. Many famous photographers whom I used to admire lost my respect when I found out that they faked their photos and made up a whole stories, too. I eventually turned my back against this type of photography. It is unethical to stage a photo with models in a specific background and then claiming it “travel photography”. I am sure if asking the author of those images whether they are staged, one can spot the lies or the confused attitude.

The fishermen on Inle Lake, Myanmar. When I was there in 2014, payment for fishermen was not as popular as it is now and not many fishermen did acrobatic moves.

I came across this issues a few times. The most recent one was when I traveled to Central Highlands a few months ago for a documentary project, I got some conflicts with my colleague about our methodology for the photoshoot when he wanted to stage the photos and tell the stories by creating them out of the context of his photos. How the hell should we call this documentary? Even if we call that travel photography, it did not suit my ethics, thanks.

I recall the conversation with my cousin 5 years ago in Moc Chau when we traveled together for some nice photos of the Northwest. He brought some candies and balloons with him to a village of people from ethnic minorities. Candies were for kids as a “payment” while balloons were the props for the kids to play with. He told them to play with the balloons and took photos of those moments. The photos were uploaded to some photo community pages and gained him some popularity. When I asked him the reason to do so, he simply explained that not everybody has enough time and effort to travel to a place and wait until they capture a nice photo. By staging a photo they want, photographers can ensure their chance to have their desired photos without taking so much time and effort. Hearing this explanation, I wonder myself if there is something wrong here.

Binh Ba, 2014. I don’t think people would like to see fishermen in casual T-shirts sewing their fishing net and wearing caps.

My cousin’s explanation can be a proper reason for people to create fake travel photos. But there is actually one thing that goes wrong here, the aesthetics. The lack of an education of how we perceive beauty created a mindset of a standardised beauty for everything in life. The cripple aesthetics forces us to accept the illusion of the one and only beauty for every subject except a specific beauty based on our personal inner self. We are forced to replicate a dead culture that we believe to be authentic instead of seeing it as a growing body in which some may be lost or transform to adapt to the flow of development. Our illusion of social approval makes us capture what the outer society wants to see or what they believe to be beautiful. We lost our own senses to others.

For me, fake travel photos imitate the work of previous people and at that moment, our experience of a trip is another experience of someone else. The fake travel photos represent the weak self-esteem of us when we give up our own belief and aesthetics and see the world by the eyes of others.

Then, what is the meaning of travel?

Thuy Xuan incense village in Hue, 03/2020. The plastic chair is only for photography. When there is no request from tourists, the owner takes the chair out.

A farewell to the “bunker”

I saw this video in the Mundus Journalism Alumni Group yesterday.

This is a goodbye video to the recent DMJX building. DMJX, or Danish School of Media and Journalism, was the place where I studied for my first year of Mundus Journalism in Denmark, along with Aarhus University. They are moving to a new campus which located near the University while the old building will preserved as a part of a new residential area.

When I watched the videos, came along many flashbacks. The “bunker”, as we called the building following its characteristic design, was among my favourite places in Aarhus. I still remember Rogers’ and Flemming’s lectures, drinking games in the basement bar every Friday afternoon, evenings when our Documentary Club lighted the white screen or the free wine for everyone from some random parties. This was also the place where I lost my bike for the first time ever, after being too carefree to lock it for a long time. I was lucky enough to sneak around the campus and every frame in the video now becomes familiar to me. How I miss my solitude in the multimedia room beside the Canon flatbed scanner, working on my negatives developed a few days before in the darkroom of Godsbanen until midnight, then enjoyed a quiet bike ride back home.

What a time to recall all good old days. Those days were full of excitement.

The “bunker” will surely stay in our memory.